Những mối tình dang dở của 𝚕í𝚗𝚑 𝙼ỹ và các cô ɢáι Vιệт thời chιến _ HCNX

Khoảng thời gian 1965 đến 1973, có hàng trăm ngàn lính Mỹ đến Việt Nam. Trong số đó có rất nhiều người đã phải lòng các cô gái Việt và thường đó là những mối tình không trọn vẹn.

Jerry Quinn yêu một người con gái Việt và có ý định kết hôn khi người yêu có mang. Tuy nhiên, hôn ước không thành vì anh phải về Mỹ theo yêu cầu của cấp trên.

 

 

Cựu binh Jerry Quinn đem lòng yêu một cô gái khi ông đóng quân ở miền Nam Việt Nam. Năm 1973, Brandy, bạn gái người Việt của Quinn, có mang. Cặp đôi lên kế hoạch kết hôn nhưng đơn vị của ông được lệnh rút quân. Vì vậy, hôn ước không thành.

“Tôi cố gắng liên lạc với cô ấy. Brandy gửi tôi 3 bức ảnh: chân dung Brandy tuổi 20, cô ấy cùng con trai và bức thứ ba là cùng một phụ nữ mặc áo khoác trắng”, ông Quinn kể.

Gần 40 năm sau chiê’n tranh, ông Quinn, sống tại Đài Loan, vẫn đau đáu về giọt ma’u bỏ rơi. Ông trở lại Việt Nam năm 2014 với hy vọng tìm được người con thất lạc. Tâm nguyện của người cha đã hoàn thành khi ông tìm được con trai Gary Bui, người đàn ông 40 tuổi đang sống tại bang New Mexico, Mỹ.

 

Sau khi rời Việt Nam năm 1970, binh sĩ Mỹ, James Copeland, nhận thư từ bạn gái người Việt thông báo rằng cô đã có bâ`u và ông là cha của đứa trẻ.

Copeland xin trở lại Việt Nam nhưng không thành. Năm 1975, khi Việt Nam thống nhất, Copeland mất liên lạc với bạn gái. Ông bắt đầu làm việc cho một công ty nhựa ở Mississippi. Đứa con bỏ rơi trong chiê’n tranh khiến ông trăn trở.

 

“Tôi có thể quên mọi thứ ở Việt Nam nhưng tôi không thể gạt bỏ câu hỏi về đứa con”, người đàn ông 69 tuổi chia sẻ với New York Times.

Năm 2011, Copeland quyết định tìm câu trả lời. Khát khao tìm con, ông Copeland đã thông qua các tổ chức, các kênh thông tin và tìm được con gái Tiffany Nguyen.

 

Cựu binh George Pettitt không may mắn như Copeland và Quinn. Ông nhập ngũ sau khi bỏ học và đến Việt Nam năm 19 tuổi. Trong thời gian đó, ông yêu một cô gái Việt, người chuyên giặt đồ cho các binh sĩ, lúc đó người ta gọi là “làm sở Mỹ”. Thời gian sau đó, bạn gái ông có bâ`u.

 

Pettitt trở về New York và mất liên lạc với bạn gái sau năm 1975. Ông lái xe tải kiếm sống và có gia đình. Năm 2000, những ký ức cũ hiện về, ông day dứt về đứa con ở Việt Nam. Ông linh cảm rằng đứa trẻ là con trai.

 

Pettitt thuê người tới Việt Nam tìm nhưng vô vọng. Năm 2013, một phụ nữ ở bang Virginia gọi điện cho ông và nói rằng chồng cô có thể là giọt ma’u của ông. Tuy nhiên, xét nghiệm DNA không cho kết quả như mong muốn.

Ở Mỹ, rất nhiều cựu binh như Pettitt, vẫn đang trong hành trình tìm giọt ma’u bỏ rơi trong chiê’n tranh. Theo BBC, khoảng 100.000 trẻ lai được sinh ra trong chiê’n tranh Việt Nam. Nhiều binh sĩ day dứt về việc tìm con, họ bỏ công sức tìm kiếm và một số may mắn gặp con.

 

Dennis Hall và Anna

Trong hơn 40 năm qua, Dennis Hall vẫn không nguôi nhớ về người yêu cũ. Sang Việt Nam vào năm 1972 khi ông 20 tuổi, Dennis đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Vài ngày sau, ông gặp Thyna (tên thường gọi là Anna), một cô gái Việt Nam gốc Campuchia. Anna đối xử với Dennis vô cùng tử tế. Họ thuê nhà và sống với nhau tại số 281/50/3 Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ).

 
 

Hiệp định Paris được ký kết. Dennis biết mình sẽ phải về nước nhưng ông không dám nói với Anna. Đoán được Dennis sẽ về Mỹ, Anna van xin Dennis ở lại. Anna nói rằng nàng sẽ tìm được việc cho Dennis và rằng nàng đã có bâ`u.

Điều đó vẫn không ngăn được việc Dennis từ biệt Anna, trở về nước. Sau này, nghĩ về quá khứ, Dennis hối hận cái đêm mà ông đã rời Anna khi vẫn chưa hiểu rằng thật sự bà có đứa con của ông không.

Sau khi về Mỹ, Dennis không còn tin tức gì của Anna.

 

Khác với Dennis, cựu binh Mỹ Barry Cochren biết rõ con gái ông đã ra đời vào tháng 4 hoặc tháng 5-1971 ở Sài Gòn hoặc Củ Chi. Đến mảnh đất hình chữ S vào ngày 1-1-1970 khi 21 tuổi và đóng quân ở Long Bình, Barry thường vượt qua nhiều kilômet về Sài Gòn, nơi người yêu của ông – Trương Thị Đào – thuê nhà tại số 261/38 Trương Minh Ký.

Yêu thương Đào, Barry còn nhớ rõ quê Đào ở Củ Chi, mẹ của nàng tên là Đỗ Thị Nam (hoặc Đỗ Thị Năm/Đỗ Thị Nậm), cha của nàng tên là Trương Văn Lợi. Khi biết Đào đang có bâ`u, Barry muốn đưa nàng về nước khi hoàn thành nghĩa vụ nhưng người chỉ huy của ông khuyên ông không nên.

Barry rời Việt Nam vào ngày 25-11-1970. Sau đó, một người bạn của Barry đã đến thăm Đào rồi đem về Mỹ cho ông bức ảnh con gái của ông cùng lá thư của Đào. Đào và Barry trao đổi thư từ một thời gian rồi mất liên lạc. Barry nhớ Đào còn có một người con riêng, sinh năm 1960 hoặc 1962. Ông cẩn thận lưu lại tất cả thông tin mà ông có được về Đào, với hi vọng có thể tìm được Đào và con gái của họ.

 

Trung sĩ Jim Reisch

Năm 1969, Trung sỹ Jim Reischl sang Việt Nam khi vừa bước qua tuổi 21, đảm nhiệm công việc liên lạc thông tin ở sân bay Tân Sơn Nhất

 

Tại đây, ông gặp gỡ 1 thiếu nữ tên Linh Hoa (tên thật là Nguyễn Thị Hạnh). Dù Jim không hiểu vốn tiếng Anh ít ỏi của Linh Hoa, ông cảm mến vẻ dịu hiền của bà. Jim đã gặp lại Linh Hoa nhiều lần sau đó và đem lòng yêu bà. Họ thuê một căn phòng để sống với nhau tại đường Nguyễn Văn Thoại (bây giờ là Lý Thường Kiệt).

Vào đầu tháng 5-1970, Jim nói với Linh Hoa ông sẽ hoàn thành nhiệm vụ và rời Việt Nam. Vài ngày sau, Linh Hoa nói với ông là bà có bâ`u. Jim nghi ngờ người yêu. Còn trẻ và sợ trách nhiệm, ông nói rằng không kịp lo giấy tờ để Linh Hoa về cùng.

Một tuần sau đó, Linh Hoa hỏi Jim liệu ông có ở lại với bà không, Jim nói rằng ông không thể.

 

Ngày 1-6-1970, Jim từ biệt Linh Hoa, về nước với nỗi nhớ và không ít ân hận.

Tại Mỹ, Reischl sinh sống tại bang Minnesota và trở thành một nhân viên vẽ bản đồ cho chính phủ. Ông từng kết hôn 2 lần, có 1 đứa con trai.

Thời gian trôi đi nhanh chóng, ông Reischl cũng luôn bận rộn với cuộc sống riêng, nhưng ông vẫn không ngừng nhớ đến mối tình đầu năm xưa ở Sài Gòn.

 

Năm 2005, cuộc hôn nhân thứ 2 của ông kết thúc, Reischl bắt đầu tìm kiếm người phụ nữ mà ông từng yêu ở Việt Nam. Ông chỉ nhớ bà tên là “Linh Hoa” nhưng cũng biết đó dường như cũng không phải là tên thật.

Năm 2012, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên của tổ chức Father Found, ông Reischl đã trở lại Việt Nam sau 42 năm. Từ đó, mỗi năm ông đều sang Việt Nam 1 lần, có năm 2 lần để tìm lại Linh Hoa. Ông đăng tin trên báo chí rằng: “Anh đang tìm em. Anh đã tìm em nhiều năm rồi. Anh không trông chờ một mối quan hệ nào cả. Anh chỉ muốn em biết vậy thôi. Anh chỉ muốn lại được nói chuyện với một người phụ nữ tuyệt vời mà anh đã gặp trong năm 1969 và năm 1970”.

 

Hình ông Jim Reischl và bà Linh Hoa trước năm 1975

Nguyên văn bức thư mà ông Jim đăng trên báo chí để tìm bà Linh Hoa như sau:

Linh Hoa yêu mến,

 

Anh đang đi tìm em. Đã bao năm trôi qua rồi, anh tìm không phải với ước muốn nối lại tình xưa. Anh chỉ muốn nói chuyện với người con gái mà anh đã biết vào những năm 1969 và 1970. Anh muốn biết em ra sao sau những năm vừa qua, em đã có gia đình chưa. Anh hi vọng em đã có gia đình, còn anh, anh có một đứa con trai. Anh biết có lẽ em đang tự hỏi tại sao anh vẫn nghĩ về em.

Những ý nghĩ về em chưa bao giờ rời bỏ anh, có lẽ vì em đã luôn tốt với anh, em đã luôn ở bên anh. Và anh muốn xin lỗi em, xin lỗi là anh đã bỏ mặc em trong thời gian đó. Anh hi vọng em hiểu rằng lúc đó anh là thằng con trai 21 tuổi, đầy sợ hãi, ở một đất nước xa lạ, và anh chỉ muốn được về nhà.

Bây giờ anh cảm thấy mình có lỗi. Anh biết em đã nói với anh rằng em có mang, nhưng lúc đó anh không chắc anh có thể tin em. Anh đã nghi ngờ em, vì quân đội Mỹ nói rằng phải cẩn thận về những gì những người phụ nữ Việt Nam nói, rằng họ chỉ muốn rời bỏ đất nước của họ. Vì thế anh sợ. Đáng lẽ anh không nên nghĩ thế. Anh mong em hiểu cho anh. Anh đang tìm em để nói với em những điều này. Anh hi vọng em sẽ trả lời anh.

 

Anh đã viết thư cho em sau khi anh về nước, nhưng anh không nhận được phản hồi, vì thế sau một thời gian anh cố quên em đi. Bây giờ anh không thể nhớ họ của em. Mảnh giấy mà em đã ghi tên và địa chỉ của em, anh đã bỏ đi khi anh cưới vợ.

Bây giờ, sau nhiều năm có gia đình, anh đã ly dị, nhưng anh sống ổn. Anh đã có công việc tốt, và bây giờ nghỉ hưu có lương, vì thế anh có thời gian đi tìm em. Tìm em để có thể cảm ơn em, cảm ơn em đã bên anh khi anh đã rất cần một người bên anh trong những năm 1969 và 1970. Em đã luôn tốt với anh. Anh muốn nói với em điều này khi gặp mặt. Bây giờ, cả hai chúng ta đã già rồi.

Nếu em có gia đình, anh hi vọng sẽ được gặp gia đình em. Nhưng nếu em không đồng ý, anh hiểu.

 

Trong trường hợp em không muốn gặp lại anh, anh cũng chấp nhận. Anh chỉ muốn biết rằng em ổn. Nếu biết được điều đó, anh sẽ không đi tìm em nữa. Cuối thư, anh cảm ơn em về tất cả những gì em đã làm cho anh thời gian đó và anh hi vọng sẽ sớm nhận được tin em.

JIM REISCHL

Tháng 9/2015, một phụ nữ 64 tuổi ngồi cạnh người chồng nằm liệt giường của bà ở làng Mỹ Luông, Đồng bằng sông Cửu Long.

Bà đang thong thả đọc tin trên một chiếc ipad, và chú ý đến một bài báo về những đứa trẻ bị bỏ rơi trong chiê’n tranh. Khi trượt trang web xuống, bà đã bị sốc khi nhìn thấy bức ảnh thời trẻ của bà cùng người lính Mỹ – mối tình năm xưa – Reischl.

Bà chính là Linh Hoa (Nguyễn Thị Hạnh) – người ông Reischl đang kiếm tìm.

 

Sau khi nhìn thấy bài báo, bà Hạnh đã quyết định gửi email cho phóng viên, người đã giúp bà liên lạc với Reischl ở bang Minnesota, Mỹ. Hai người trao đổi bằng tin nhắn, cuộc gọi và Skype. Cuộc hội ngộ của họ diễn ra tại nơi bà Hạnh sinh sống.

Cánh cửa mở ra. Khi nhìn thấy một người phụ nữ nhỏ nhắn trước mặt, ông Reischl thốt lên: “Thật vui khi lại được gặp em… một lần nữa”. Ông dang rộng cánh tay của mình, và bà Hạnh bật khóc.

 

Bà Hạnh và ông Reischl có 1 cô con gái. Vào năm 1970 sau khi ông Reischl chuyển ra ngoài, bà Hạnh đã suy sụp rất nhiều. Bà rời Sài Gòn và về ở một vùng nông thôn.,,

Ngày 18/10/1970, bà đã hạ sinh một bé gái với đôi mắt to và làn da sáng màu. Bà đặt tên con là Nguyễn Thanh Nguyên Thủy. Bà giải thích, cái tên của bé có nghĩa là “giọt nước mắt đầu tiên”, bởi vì không có ai ở bên cạnh bà vào lúc sinh con.

 

Nụ cười của đôi tình nhân sau gần nửa thế kỷ gặp lại – Ảnh: Washington Post

Vào thời điểm đó, bà Hạnh 19 tuổi. Bà đã nhờ một người bạn đưa con đến gửi ở một trại trẻ mồ côi, với suy nghĩ rằng thỉnh thoảng bà vẫn có thể đến thăm con được. Thế nhưng người bạn biến mất, và khi bà đến tìm con ở trại trẻ, các sơ khẳng định họ không thấy hồ sơ của bé ở đây.

Sau đó, bà kết hôn với một người đàn ông sau năm 1975. Chồng bà đến hiện tại đã nằm liệt giường nhiều năm sau một cơn đột quỵ. Họ có với nhau 2 người con hiện đã trưởng thành.

 

Ông Reischl thăm chồng bà Hạnh khi đó đang điều trị tại bệnh viện – Ảnh: Washington Post

Đã nhiều năm trôi qua, bà Hạnh cho biết bà vẫn luôn tìm kiếm đứa con gái đầu của mình. Khi bà Hạnh và ông Reischl gặp lại nhau, ước vọng tìm lại được con gái của 2 con người đầu đã hai thứ tóc lại càng thêm mãnh liệt.

 

Cuộc hội ngộ của 2 người xuất hiện trên nhiều trang báo tại Mỹ

Tổng hợp theo Zing, Tuổi Trẻ